Đường là một nguyên liệu quan trọng và quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta. Mỗi loại đường sẽ có những đặc điểm, tính chất riêng biệt, thích hợp dùng trong chế biến món ăn và làm bánh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách phân biệt các loại đường trong bài viết dưới đây bạn nhé.

 

 

Đường kính (Granulated sugar)Đường kính (Granulated sugar)

Đây là một loại đường vô cùng quen thuộc và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Hạt đường có kích thước nhỏ với thành phần 100% từ mía. Công nghệ loại bỏ chất màu bằng than hoạt tính giúp đường có màu trắng ngà cùng vị ngọt sâu và dễ hòa tan.

Loại đường này được sử dụng như một loại gia vị nấu ăn hằng ngày. Ngoài ra, loại đường này còn được sử dụng cho các loại bánh cần hỗn hợp bột đồng nhất và có hàm lượng chất béo cao hay để làm caramen (đường thắng) nữa đó.

 

 

Đường bột (Powder sugar)

Đường bột (Powder sugar)

 Loại đường này thường ở dạng bột mịn, sau khi xay xong thì bạn có thể trộn với một ít bột bắp theo tỉ lệ thích hợp để giữ cho đường không bị vón cục và bảo quản được lâu dài. Vì hạt đường mịn như bột nên dễ hòa tan hơn đường kính.

Đường bột là một thành phần không thể thiếu khi làm fondant dùng trang trí bánh gato, giúp tạo độ ẩm cho bánh trong quá trình nướng, đánh bông cream cheese hay bơ lạt. Bạn có thể dùng đường bột để rắc lên trên bề mặt các loại bánh ngọt để trang trí.

 

 

Đường nâu (Brown sugar)

Đường nâu (Brown sugar)

 Đường nâu có màu đặc trưng do có sự xuất hiện của rỉ đường. Đây là loại đường mềm chưa tinh luyện hoặc được tinh luyện một phần. Ngoài ra, đường nâu còn được sản xuất bằng cách thêm rỉ đường vào đường trắng tinh luyện.

Đường nâu có độ ẩm cao do tính hút ẩm của rỉ đường. Công dụng của loại đường này là dùng để tạo màu tự nhiên, tăng hương vị cho các món ăn như món nướng, kho, ướp thịt,… và làm các loại bánh ngọt, pha chế nước uống, caramel…

 

 

Đường phèn

Đường phèn

Đường phèn là loại đường saccarose ở dạng kết tinh, kích thước to, có màu trắng hơi trong và màu vàng nâu. Bởi vì được tinh chế từ đường trắng và loại bỏ tạp chất nên đường phèn thường ít ngọt, có vị thanh mát và giải nhiệt tốt hơn.

Người ta thường sử dụng đường phèn để nấu các món chè, nước giải khát, nước sâm để tạo vị ngọt thanh, giải nhiệt vào mùa hè. Ngoài ra, đường phèn còn được dùng trong nhiều bài thuốc giúp trị ho hoặc nóng trong người.

 

 

Đường thốt nốt

Đường thốt nốt

Đây là loại đường đặc sản của vùng đất An Giang, được chế biến từ nước trái thốt nốt. Đường thốt nốt thường ở dạng bánh đường, chất đường mịn, mềm, có thể dễ dàng dùng thìa hoặc dao cạo ra.

Loại đường này có vị ngọt mát, chua nhẹ với mùi thơm dễ chịu. Đường thốt nốt được dùng để tạo màu tự nhiên cho nước đường khi ăn các món bánh trôi, bánh tằm,… hay làm bánh bò, nấu chè, kho cá,…

 

 


Các đường dạng lỏng

Mật ong

Mật ong

Mật ong tồn tại ở dạng chất lỏng hơi đặc, với màu nâu đặc trưng cùng vị ngọt hơn so với đường kính. Người ta thường sử dụng mật ong để làm bánh, tạo độ ẩm và màu sắc, vị ngọt thơm cho nhiều món ăn.

Khác với các loại đường thông thường, đường trong mật ong không chứa cholesterol, giàu vitamin, nhờ vậy nên có tác dụng đẹp da, tăng cường sức khỏe hệ tim mạch, dạ dày,…

 

 

Mật mía

Mật mía

Mật mía là một loại chất lỏng được sản xuất bằng cách chưng cất nước mía, còn gọi là kéo tre hay kéo mật. Mật mía ở dạng siro lỏng tương tự như mật ong, có màu nâu vàng óng ánh và vị thanh ngọt.

Mật mía được dùng nhiều trong chế biến các món ăn hằng ngày như kho cá, ướp thịt, làm bánh, nấu chè,… thay cho đường tinh luyện, giúp cho món ăn trở nên hấp dẫn hơn, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

 

 

Siro bắp (Corn syrup)

Siro bắp (Corn syrup)

Đây là một loại siro làm từ tinh bột bắp, với hương bắp tự nhiên, độ ngọt thanh vừa phải, được dùng nhiều trong công nghệ sản xuất bánh kẹo như marshmallow, làm caramel phủ lên bắp rang,…

Siro này sẽ giúp làm ngăn ngừa sự kết tinh của đường, làm mềm kết cấu, giữ độ ẩm cho món ăn, nhờ vậy mà tạo độ sánh cho món ăn thêm phần đẹp mắt hơn.

 

 

 

Mạch nha

Mạch nha

Mạch nha là tên gọi của một loại mật dẻo được sản xuất từ mầm ngũ cốc (lúa mạch, lúa mì, yến mạch, đại mạch, …). Mạch nha thường có độ dẻo nhưng không dai, có vị ngọt thanh cùng màu vàng trong và vị thơm dịu.

Vì mạch nha thường có tính ngọt tự nhiên nên được sử dụng để làm bánh kẹo, nấu chè, chế biến các món ăn hoặc thức uống. Bên cạnh đó, mạch nha cũng có thể ăn trực tiếp hoặc dùng kèm với các món như khoai, sắn, bánh tráng,…